a

Tổng hợp kinh nghiệm chọn mua Laptop Cũ

Cách kiểm tra và chọn mua laptop cũ dưới đây chỉ là một số hướng dẫn trực quan không mang tính tuyệt đối,máy có thể gặp rất nhiều những biểu hiện mà ngay lập tức có thể không phát hiện ngay được . Khách hàng tốt nhất nên mua tại những nơi bán hàng có uy tín và có bảo hành sản phẩm như http://www.4tech.vn chẳng hạn . 


  
Cách kiểm tra và chọn mua laptop cũ dưới đây chỉ là một số hướng dẫn trực quan không mang tính tuyệt đối,máy có thể gặp rất nhiều những biểu hiện mà ngay lập tức có thể không phát hiện ngay được . Khách hàng tốt nhất nên mua tại những nơi bán hàng có uy tín và có bảo hành sản phẩm như http://www.4tech.vn chẳng hạn .

Nội Dung

Cần tìm hiểu về bên ngoài, màn hình cũng như xem thời gian bảo hành, cấu hình, tình trạng các cổng kết nối của laptop cũ khi chọn mua.
Rất nhiều câu hỏi đặt ra khi người dùng muốn mua một chiếc laptop cũ như liệu cấu hình máy có "chuẩn" như người bán quảng cáo hay các cổng kết nối có làm việc tốt không?
Nhiều người nghĩ, việc chọn mua chiếc laptop "second-hand" này cần trợ giúp của một chuyên gia phẩn cứng, song trên thực tế thì việc này không khó khăn như tưởng tượng.
Sau đây là 5 bước rất đơn giản để lựa chọn thành công một chiếc laptop cũ giá trị theo hướng dẫn của tạp chí công nghệ Cnet.
Bước 1: Kiểm tra thật kỹ nhưng hư hỏng bên ngoài.
Cần kiểm tra tình trạng bên ngoài của laptop.
Người dùng không thể đặt ra yêu cầu cao về "ngoại hình" cho những chiếc laptop đã qua sử dụng, bởi chúng sẽ không tránh khỏi những vết trầy xước nhưng sẽ cần phải đặc biệt chú ý đến những điểm sau:
- Các chân cắm lỏng lẻo (USB, VGA, ...)
- Các vết gãy, nứt trên vỏ máy làm lộ các linh kiện bên trong.
- Các con ốc phía đáy máy đã bị mất hay rỉ hoen.
- Tem bảo hành của máy bị bóc đi hoặc bị rách nát.
Ngay cả trong trường hợp các điều kiện trên đã đạt yêu cầu thì cũng chưa có gì đảm bảo chắc chắn chiếc laptop đó đã bị hỏng nặng và rồi được "dựng" lại như mới. Vì vậy người dùng sẽ cần tiếp tục các bước kiểm tra tiếp theo.
Bước 2: Kiểm tra tình trạng bảo hành máy
Xem thời gian bảo hành các laptop cũ đầy đủ..
Sẽ rất lý tưởng, nếu chiếc laptop cũ đó còn hạn bảo hành chính hãng, và điều người dùng cần làm là yêu cầu thẻ bảo hành đi kèm hay hóa đơn mua máy lần đầu,hiện nay thì việc các sản phẩm bảo hành không còn yêu cầu phải giữ đầy đủ hóa đơn hay thẻ bảo hành nữa,đây là một thuận lợi rất lớn cho người tiêu dùng vì không phải ai cũng giữ được đầy đủ hóa đơn cũng như giấy tờ bảo hành đặc biệt là khi các sản phẩm Laptop Cũ được mua đi bán lại nhiều lần.
Nếu như chiếc laptop cũ đó không có một chút thông tin gì thì người mua cần yêu cầu người bán thời gian bảo hành tối tiểu là một tuần sử dụng để xác thực chất lượng máy và nên có cam kết bảo hành bằng văn bản rõ ràng với đầy đủ thông tin chứng thực từ phía người bán. Còn nếu không hãy tìm tới một cửa hàng khác.
Bước 3: Kiểm tra cấu hình máy
Nếu đã tìm hiểu kĩ và có đầy đủ thông tin về cấu hình máy, người mua nên in ra một bản để trực tiếp kiểm tra khi đi mua máy.
- Nhấn chuột phải vào biểu tượng "My Computer" trên màn hình làm việc rồi chọn "Properties", sẽ hiện ra một bảng thông báo đầy đủ thông tin về hệ điều hành, vi xử lý, và dung lượng RAM của máy.
- Nhấn chuột trái vào "My Computer" rồi kiểm tra dung lượng ổ đĩa cứng.
- Click vào "Control Panel" phía bảng thoại ô cửa sổ, trỏ đến mục "System", tab "Hardware" và chọn "Device Manager". Hoặc bạn có thể truy cập nhanh bằng cách nhấn chuột phải vào "My Computer" và chọn ngay "Device Manager". Trong mục này bạn sẽ có được thông tin chi tiết về các linh kiện phần cứng bao gồm cả card Wi-Fi hay Bluetooth.
- Trong mục "Accessories" phía bảng thoại ô cửa sổ, mở chương trình "Command Prompt" và gõ lệnh "dxdiag" để xem thông tin đồ họa của máy.
Bước 4: Kiểm tra tình trạng làm việc của bộ sạc và các cổng giao tiếp
Xem các cổng giao tiếp trên máy có còn hoạt động không.
Cổng USB sẽ được sử dụng thường xuyên nhất và cũng là bộ phận dễ gặp sự cố nhất. Nên nhớ mang theo một chiếc USB để kiểm tra xem các cổng này có làm việc hay không. Cẩn thận hơn bạn nên lắc nhẹ USB khi cắm để xem chân cắm còn chắc không.
Cẩn trọng hơn khách hàng nên mang theo thêm một số thiết bị ngoại vi để kiểm tra các cổng còn lại. Và cũng rất quan trọng nên cắm sạc để kiểm tra xem thiết bị này làm việc ổn định không.
Bên cạnh đó, cũng cần biết rằng bộ pin đi kèm máy sẽ bị "thoái hóa" sau thời gian dài dùng máy vì vậy không quá coi trọng tình trạng làm việc của pin trừ phi người bán cam kết đấy là pin mới hoặc còn sử dụng được trong một khoản thời gian cụ thể là bao nhiêu.Trong trường hợp này, người mua có thể dùng phần mềm BatteryCare hoặt Batmoon chạy trên hệ điều hành Windows để kiểm tra dung lượng và thời gian sạc của Pin. Còn với máy Mac, người dùng có thể chọn "Applications > Utilities > Systems Profiler" để biết chi tiết thông tin về pin của máy.
Bước 5: Kiểm tra các điểm chết trên màn LCD (dead pixel)
Tìm các "điểm chết" trên màn hình laptop.
Vấn đề phổ biến với màn máy cũ là những điểm chết - dead/stuck pixel. Dead pixel - "điểm chết đen" là những điểm giữ nguyên màu đen trong mọi trường hợp. Stuck pixel - "điểm chết sáng" là những đốm sáng không mất đi cho tới khi tắt máy.
Pixel Tester, một phần mềm miễn phí giúp kiểm tra và phát hiện các điểm "dead pixel" và "stuck pixel" có trên màn laptop. Nhưng có một cách đơn giản và thuận tiện hơn, sau khi đã bỏ hết các biểu tượng trên màn hình làm việc, người dùng chỉ cần nhấn chuột trái vào giữa màn và chọn "Properties", rồi đặt chế độ "background" là màu đen để kiểm tra "stuck pixel", sau đó chuyển sang màu trắng để phát hiện "dead pixel". Thông thường việc bảo hành không áp dụng cho laptop cũ có màn bị lỗi pixel, người mua phải tự "đấu tranh" để quyết định "sống chung" với tình trạng đó hay không.
 
 4Tech Xin tỏng hợp thêm một số bài viết từ nhiều nguồn khác nhau cho các bạn bạn tham khảo thêm . Cần giúp đỡ thêm xin gọi điện tới số điện thoại của Cty . Mong là bài viết giúp đỡ được nhiều cho cá bạn !

Kinh nghiệm chọn mua laptop cũ

Bài viết sẽ hướng dẫn người mua cần phải làm những gì khi mua một chiếc laptop đã qua sử dụng.
Tuy xu thế của người tiêu dùng ngày nay là phải tìm kiếm những model mới, nhưng nếu bạn có thể mua được 1 chiếc laptop với cái giá hời thì tại sao lại không chứ? Bài viết sẽ nêu ra 1 số kinh nghiệm giúp bạn có thể sở hữu sản phẩm Second hand với chất lượng tốt nhất.

1. Mua theo nhu cầu

 Trước khi đi mua, bạn hãy tự liệt kê ra những mục đích của mình mà chiếc laptop có thể đem lại. Ví dụ nếu chỉ dùng để lướt web, làm việc văn phòng, xử lí ảnh… thì bạn nên kiểm tra cấu hình tối thiểu của các phần mềm bạn định sử dụng. Sau đó hãy căn cứ vào thông số tham khảo đó để tìm kiếm chiếc laptop đầy đủ khả năng tác nghiệp cần thiết.

2. Kiểm tra vỏ máy
 
Khi bạn nhìn vào đối tượng đang quan tâm, hãy kiểm tra thật kĩ vỏ máy, các góc cạnh để xem có dấu hiệu của va chạm hay không. Nếu máy tính bạn chọn có vết xước thì hãy chấp nhận điều đó vì như thế còn tốt hơn là chọn máy tính có vỏ bị cong, hư hỏng chẳng thể khắc phục.

3. Kiểm tra màn hình laptop
  
Luôn luôn kiểm tra màn hình laptop. Đây là bộ phận rất quan trọng vì bạn sẽ phải nhìn vào đấy suốt, bởi vậy hãy đảm bảo rằng màn hình không hề gặp phải bất cứ vấn đề khó chịu nào. Nếu như phải lựa chọn giữa màn hình có vết xước với màn hình có điểm chết, giới chuyên môn khuyên các bạn hãy chọn loại thứ nhất. Những lỗi như điểm chết, sọc màn hình, màn hình nhấp nháy sẽ khiến bạn tốn kém rất nhiều để khắc phục.

Nhưng tốt nhất, hãy đi tìm ngay một sản phẩm khác phù hợp hơn.

4. Kiểm tra pin
  
Khi chọn laptop bạn cũng nên kiểm tra pin thật cẩn thận. Nếu được, hãy yêu cầu chủ cửa hàng cho chạy thử máy lúc pin đầy, lúc pin đang sạc và lúc cắm dây adapter. Khi chạy bằng pin, hãy để ý kĩ xem pin có hết nhanh không, bao lâu thì hết vài %. Thường thì một laptop bình thường 100% pin sẽ chạy được khoảng 3 giờ. Khi cắm adapter thì bạn hãy kiểm tra xem xem dây có bị lỏng không.

5. Kiểm tra nhiệt độ
  
Tản nhiệt cũng là một vấn đề rất quan trọng, ít nhất là đối với máy tính xách tay. Quá nhiều lượng nhiệt tỏa ra sẽ làm giảm tuổi thọ của các bộ phận bên trong và cũng thật là bất tiện khi mỗi lần bạn để lên đùi. Hãy bật laptop lên, chạy 1 vài ứng dụng có sẵn, các trò chơi game càng tốt rồi kiểm tra xem máy tính có tỏa nhiều nhiệt quá không, có nóng nhanh không.  Nếu máy nóng quá chừng, hãy quay sang sản phẩm khác ngay.

6. Kiểm tra các bộ phận khác

Có một số bộ phận khác bạn cũng nên kiểm tra nếu không muốn mua phải một “liệt sĩ“ laptop. Với bàn phím thì bạn nên bật 1 phần mềm văn phòng rồi gõ hết các phím bấm, đồng thời kiểm tra xem có phím nào bị rít không. Kiểm tra các cổng kết nối như USB, VGA…xem có hoạt động không bằng cách cắm thử dây nối. Nếu laptop có webcam, thì hãy kiểm tra luôn. Khi phát hiện bất cứ 1 bộ phận nào bị lỗi, bạn hãy thử mặc cả với chủ cửa hàng xem có hạ bớt giá được không.

Vì là mua laptop cũ, nên bạn cũng đừng nên quá đòi hỏi chủ cửa hàng. Và cũng chính là hàng đã qua sử dụng, bạn hoàn toàn có thể bán nó đi đúng với cái giá đã mua, đôi khi là thêm 1 chút nếu bạn biết cách thương lượng. Chúc bạn đọc sẽ tìm được 1 chiếc laptop second hand với cái giá hời nhất.

Cách chọn mua laptop cũ - Nên đọc

Khi ngân sách không đủ cho một chiếc laptop mới thì giải pháp mua máy đã qua sử dụng giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều. 10 bí quyết sau sẽ giúp bạn tìm mua được chiếc máy tính ưng ý và giảm thiểu rủi ro.

Dù giá máy tính đã rất hạ so với trước đây, nhưng laptop vẫn ở mức vài triệu đồng mỗi chiếc. Điều này càng ý nghĩa hơn đối với khoản ngân sách eo hẹp. Tuy nhiên, với những rủi ro có thể tiềm ẩn với các món đồ điện tử cũ thì bạn lại càng nên cẩn thận. Điều quan trọng là bạn phải xác định được: Bạn cần cái gì và bạn trả tiền cho cái gì.
Dưới đây là 10 nguyên tắc cơ bản để bạn có thể loại bớt những rủi ro.

1. Nên gặp tại nhà riêng hoặc nơi tin cậy:

Có nhiều cách để bạn có thông tin về chiếc laptop cũ có cấu hình
phù hợp với mình, qua các trang rao vặt, trên diễn đàn hoặc bạn bè rỉ tai nhau. Phần lớn trường hợp người bán và người mua không biết nhau hoặc chỉ quen qua diễn đàn.
Khi đến xem máy, người mua thường đem theo tiền số tiền tương đương với giá rao của người bán. Vì thế, bạn nên chắc chắn rằng cuộc gặp gỡ nên ở nơi không bị đánh cướp. Mặt khác, khi mua máy cũ cũng cần xem xét tỉ mỉ nên địa điểm được chọn cũng phải đảm bảo việc “ngồi lâu mà không bị soi”.
Nhà riêng được ưu tiên hàng đầu. Nếu chọn địa điểm là một quán cafe, bạn nên chọn quán có sẵn WiFi để kiểm tra tính năng này của laptop.

2. Mang theo ổ USB:

Vật dụng nhỏ gọn này để bạn kiểm tra cổng USB của laptop còn hoạt động hay không.
Cổng USB khá quan trọng bởi chúng được sử dụng để kết nối với nhiều thiết bị máy in, chuột và webcam. Tuy nhiên, những thiết bị đó khá kềnh càng và thường đòi cài đặt driver mới hoạt động được.
Một chiếc ổ USB nhỏ gọn không cần cài thêm bất cứ driver nào. Bạn chỉ cần cắm vào tất cả các cổng trên laptop để kiểm tra sự nhận dạng có nhanh không, tốc độ truyền qua lại giữa máy tính và ổ đĩa có trơn tru hay không. Nếu các cổng hoạt động tốt với ổ USB, nó sẽ hoạt động tốt với các thiết bị khác.
Hơn thế, chiếc ổ USB này có thể chứa một vài tiện ích để bạn kiểm tra thời gian dùng pin, cấu hình máy hoặc tìm điểm chết trên màn hình LCD.

3. Kiểm tra khớp nối và “ngoại hình” máy:

Mua laptop đã qua sử dụng khó nhất là xác định về tỷ lệ cũ mới của sản phẩm. Một chiếc máy mới mua, còn bảo hành nhưng dùng không đúng cách có khi tệ hại hơn một chiếc được chăm sóc kỹ lưỡng.
Khi rao hàng trên website, người bán thường nói “còn 90%”, “mới 98%”,… nhưng đó hoàn toàn là những con số ước đoán và không có cơ sở. Vì vậy, bạn nên bỏ qua các con số và chắc chắn những gì mình trả tiền phải được ưng ý.
Khớp nối màn hình với thân máy là nơi dễ kiểm tra nhất. Nếu sử dụng nhẹ nhàng, vật liệu chế tạo tốt thì khớp nối không bị lung lay. Nếu khớp này lỏng lẻo sẽ dễ dẫn đến những rắc rối về sau với cáp màn hình và rất khó chịu nếu sử dụng khi di động.
Nếu vỏ máy bị nứt vỡ hoặc xộc xệch, có vết rơi thì bạn nên từ bỏ ý định mua. Nhiều người thích xem “độ mòn” bàn phím để xác định máy dùng nhiều hay chưa nhưng cách đó không thực sự chính xác. Nếu người dùng có mồ hôi tay thì chỉ cần dùng 1 tuần là bàn phím bóng nhẫy, trông rất cũ. Thêm vào đó, việc thay bàn phím mới cũng rất đơn giản và rẻ tiền.
Những linh kiện khách như đầu đọc thẻ, bluetooth, … nếu có cũng phải được kiểm tra để chắc chắn chúng còn hoạt động tốt.

4. Chỉ dùng pin, không cắm điện khi kiểm tra:

Pin và thời gian dùng pin là yếu tố quan trọng của laptop. Vì thế, bạn hãy chắc chắn rằng máy có thể hoạt động được một thời gian mà không cần cắm điện.
Có thể thời gian kiểm tra máy không đủ lâu để máy hết kiệt pin, nhưng lượng điện tiêu hao đủ để bạn áng chừng thời gian sử dụng thực sự.
Một số phần mềm như Battery Monitor có khả năng tính toán và vẽ biểu đồ về mức độ xả điện của pin laptop rất đáng để bạn lưu vào ổ USB khi mang đi kiểm tra.

5. Kiểm tra bàn phím:

Mở một đoạn văn bản nhỏ và kiểm tra tất cả các phím trên máy có hoạt động đúng không. Mỗi laptop đều có các phím điều khiển đặc biệt và phím Fn (Function) để thực hiện các chức năng điều khiển khác.
Bất kỳ phím nào hỏng, bị dính cũng sẽ gây khó chịu khi sử dụng.

6. Kiểm tra ổ đĩa quang:

Nếu máy tính của bạn có ổ đĩa quang, bạn hãy chắc chắn nó còn hoạt động.
Chuẩn bị một và đĩa CD/DVD mang theo để xem trên máy tính. Trong khi xem có thể tua đi, tua lại để chắc chắn đầu đọc còn tốt. Nếu có thể, bạn sử dụng các loại đĩa tự ghi để xem ổ quang có hiện tượng kén đĩa hay không.
Giá đĩa CD/DVD trắng tại các cửa hàng dịch vụ vi tính hiện nay khá rẻ và bạn có thể mua một vài cái để ghi thử nếu là loại ổ có tính năng ghi đĩa.

7. Chắc chắn về cấu hình máy:

Chạy thử một vài phần mềm để xác định đúng cấu hình máy như quảng cáo của người bán. Nếu máy tính là dạng “nguyên bản”, bạn hãy kiểm tra đinh ốc xem có trầy xước không. Toàn bộ vỏ máy có chỗ nào bị nứt vỡ hay không.
Những máy tính Lenovo - IBM có thể kiểm tra chính xác cấu hình xuất xưởng trên website. Nếu mua máy tính cũ loại này, khi kiểm tra kết nối Internet, bạn nên vào website của Lenovo để kiểm tra cấu hình và pin có phải đổi hay không.
Kiểm tra bằng những phần mềm như Lavalyst Everest sẽ xác định được: Loại chip, dung lượng và loại bộ nhớ RAM, loại card đồ họa, ổ cứng, ổ quang, các loại kết nối và thiết bị ngoại vi,… Nếu đúng như những gì quảng cáo hoặc đăng tải trên website của nhà sản xuất, bạn kiểm tra từng thứ xem chúng hoạt động có chính xác không.

8. Kiểm tra “điểm chết” và các lỗi liên quan màn hình LCD

Màn hình laptop đã qua sử dụng, đặc biệt là hàng đổi trả nhập khẩu (refurbish), thường có “điểm chết” (death-pixel - những điểm ảnh bị hỏng trên màn hình, không thể thay đổi màu hoặc luôn nhấp nháy). Việc tìm kiếm một vài điểm chết trong hàng triệu điểm ảnh trên màn hình là điều không dễ.
Mẹo kiểm tra thông thường là bạn chuyển màu màn hình nền toàn màn hình, lần lượt các màu đen, trắng, lục, lam, vàng,… để tìm. Ngoài ra còn rất nhiều phần mềm và website hỗ trợ việc tìm kiếm điểm không đổi màu trên màn hình.
Tùy theo số lượng và vị trí từng điểm mà người dùng có thể chấp nhận được hay không. Nếu chỉ có 1-2 điểm ở phía rìa màn hình thì có thể chấp nhận được với những người dễ tính. Nếu có “điểm chết” ở khu vực giữa màn hình thì bạn nên bỏ qua chiếc máy đó bởi khi làm việc lâu sẽ rất khó chịu cho mắt bạn.
Khi kiểm tra màn hình, bạn nên để màn hình sáng và nhìn từ nhiều góc khác nhau để phát hiện có điểm này bị thâm không. Nếu toàn bộ sáng đều thì màn hình còn tốt. Nếu có những điểm thâm tối khi nhìn các góc khác nhau thì màn hình đã cũ và xác suất hỏng khá cao.

9. Kiểm tra ổ cứng:

Đây là khâu kiểm tra mất thời gian nhất nhưng rất quan trọng. Không giống các linh kiện thuần điện tử, ổ cứng kết hợp cả cơ và điện tử nên “nhạy cảm” hơn rất nhiều.
Bạn nên chuẩn bị một phần mềm kiểm tra đĩa tin cậy. Trong khi kiểm tra, bạn ghé tai nơi gắn ổ cứng để kiểm tra xem tiếng ổ chạy có “mượt” không.

10. May mắn và… liều

Dù xem xét kỹ cỡ nào, việc mua đồ điện tử cũ vẫn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro. Vì thế, bạn phải sử dụng đến trực giác nhạy cảm để ra quyết định cuối cùng.
Nếu người bán vồn vã quá mức để tống khứ món đồ, bạn hãy cảnh giác và xem xét lại. Ngược lại, nếu thực sự bình tĩnh và tin tưởng vào sản phẩm, họ sẽ làm bạn tin cậy và chiếc laptop cũ được bán có thể không “hành hạ” bạn nhiều.
Xem xét và chắc chắn từng công đoạn, may mắn sẽ đến với bạn bằng một chiếc laptop phục vụ đắc lực cho công việc của bạn

Kinh nghiệm chọn mua laptop cũ


Mua laptop cũ có phần nào đó như trò chơi may rủi. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng đầy đủ những kinh nghiệm nêu trong bài viết thì rủi ro chọn phải một chiếc laptop không đáng với số tiền bỏ ra sẽ được hạn chế ở mức thấp nhất.

Hiện nay, các hãng laptop ngày càng tung ra những dòng sản phẩm với nhiều tính năng cao cấp được tích hợp. Tuy các hãng đã liên tục khuyến mãi, hạ giá bán... nhưng việc mua một chiếc laptop đối với sinh viên hay người bình dân cũng cả là một vấn đề. Vì vậy giải pháp mua một chiếc máy đã qua sử dụng sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều tiền, tuy nhiên, bạn cần rất thận trọng khi chọn mua máy laptop cũ. Sau đây là một số kinh nghiệm lựa chọn và mua laptop cũ, giúp bạn có thể loại bớt những rủi ro mua phải hàng quá tệ.

1. Xác định nhu cầu công việc để lựa chọn cấu hình phù hợp
Điều đầu tiên bạn cần xác định mua máy cho công việc học tập, vui chơi, lướt web, làm đồ họa hay để sử dụng cho nhu cầu lập trình... Điều này rất quan trọng vì nó quyết định cấu hình máy mà bạn cần mua. Nếu chỉ để phục vụ cho nhu cầu làm việc văn phòng, bạn chỉ cần lựa chọn máy tính có cấu hình Pentium IV, Ram 1 GB là đủ cho công việc của mình. Nếu bạn là người thích giải trí, có nhu cầu xem phim chất lượng cao cũng như giải quyết các công việc chỉnh sửa ảnh, xây dựng website... thì bạn cần chọn máy tính có cấu hình tối thiểu Dual core, Core2 duo hoặc Core2 Quad (loại 2 nhân trở lên), RAM từ 2 GB trở lên, nếu có thể bạn nên chọn máy có card màn hình rời. Tất nhiên việc lựa chọn máy cấu hình cao thì giá cả cũng sẽ cao (mặc dù là máy cũ), đồng thời việc lựa chọn cho phù hợp với mục đích sử dụng cũng tương đối khó khăn.

2. Xác định độ mới cũ

Việc mua laptop đã qua sử dụng khó nhất là xác định về tỷ lệ cũ mới của sản phẩm. Một chiếc máy mới mua, còn bảo hành nhưng dùng không đúng cách có khi còn tệ hại hơn một chiếc đã cũ nhưng được chăm sóc kỹ lưỡng. Bạn có thể để xác định về tỷ lệ cũ mới của sản phẩm với vài mẹo sau:

- Bạn có thể quan sát các góc máy hay cọ xát với túi và bàn tay (khi sử dụng) đã bị mòn sơn mạ chưa, có bị sơn tút lại hay không, các ốc vít có dấu hiệu từng bị tháo ra không. Một chi tiết khác có thể dễ quan sát là chân đế bằng cao su của MTXT: người sử dụng thường có thói quen xê dịch vị trí laptop hơn là nhấc bổng lên để dịch chuyển. Do đó, nếu nhìn thấy chân đế cao su mòn vẹt, có thể xác định máy đã được sử dụng nhiều trong thời gian dài.
- Hầu hết các máy laptop lúc trước đều sử dụng hệ điều hành Windows XP (nay hầu hết các hãng laptop đều sử dụng hệ điều hành Windows 7 hay Vista). Sẽ chẳng quan trọng gì mấy nếu bạn mua chiếc laptop đã “xập xệ”. Nhưng nếu được quảng cáo là hàng mới dùng lướt, còn nguyên tem bảo hành, thì tốt nhất bạn nên thử check xem phiên bản Windows XP đó có bản quyền hay không, tại địa chỉ http://www.microsoft.com/genuine/downloads/whyValidate.aspx.
- Nếu máy laptop đã cài lại Windows và không có bản quyền, điều đó cho thấy “lịch sử” của nó cũng có phần phức tạp, vì không còn đĩa cài Windows gốc có bản quyền, hay đã dùng nhiều, Windows bị lỗi, máy từng gặp sự cố, vv...

3. Kiểm tra chất lượng của sản phẩm


- Hầu hết laptop ở thị trường Việt Nam và khu vực châu Á đều dùng bộ vi xử lý của Intel. Do đó, khi chọn mua máy, bạn cần yêu cầu thử kết nối Internet, tốt nhất là bằng cả hai đường có dây (LAN) và không dây (wi-fi). Khi đã kết nối được Internet, bạn chỉ cần vào website của Intel và download về máy tính chương trình tiện ích xác định model bộ xử lý Intel. Đối với những máy hiệu Lenovo, IBM, Acer, HP, Asus, Sony, Dell, bạn có thể kiểm tra chính xác cấu hình xuất xưởng trên website. Nếu mua máy tính cũ loại này, khi kiểm tra kết nối Internet, bạn nên vào website của hãng để kiểm tra cấu hình và pin có bị đổi hay không. Bạn hãy chạy thử một vài phần mềm để xác định cấu hình máy có đúng như quảng cáo của người bán hay không bằng các phần mềm chuyên dụng như Lavalyst Everest, CPU-Z. Những phần mềm này giúp bạn xác định: loại chip, dung lượng và loại bộ nhớ RAM, loại card đồ họa, ổ cứng, ổ quang, các loại kết nối và thiết bị ngoại vi, vv...

- Nếu máy tính là dạng “nguyên bản”, đúng như những gì quảng cáo hoặc đăng tải trên website của nhà sản xuất, bạn kiểm tra từng phần xem chúng hoạt động có chính xác không, hãy kiểm tra đinh ốc xem có trầy xước không. Toàn bộ vỏ máy có chỗ nào bị nứt vỡ hay không. Khớp nối màn hình với thân máy cần được kiểm tra kỹ lưỡng để tránh những phiền toái khi sử dụng. Khi rao hàng trên website, người bán thường nói “còn 90%”, “mới 98%”... nhưng đó hoàn toàn là những con số ước đoán, không có cơ sở. Vì vậy, bạn nên bỏ qua các con số và chắc chắn những gì mình trả tiền phải được ưng ý. Khớp nối màn hình với thân máy là nơi dễ kiểm tra nhất. Nếu sử dụng nhẹ nhàng, vật liệu chế tạo tốt thì khớp nối không bị lung lay. Nếu khớp này lỏng lẻo sẽ dễ dẫn đến những rắc rối về sau với cáp màn hình và rất khó chịu nếu sử dụng khi di động.
- Nếu vỏ máy bị nứt vỡ hoặc xộc xệch, có vết rơi thì bạn nên bỏ ý định mua đi! Nhiều người thích xem “độ mòn” bàn phím để xác định máy dùng nhiều hay chưa, nhưng cách đó không thực sự chính xác. Nếu người dùng có mồ hôi tay thì chỉ cần dùng 1 tuần là bàn phím bóng nhẫy, trông rất cũ. Thêm vào đó, việc thay bàn phím mới cũng rất đơn giản và rẻ tiền. Những linh kiện khác như đầu đọc thẻ, bluetooth... nếu có cũng phải được kiểm tra để chắc chắn chúng còn hoạt động tốt.
- Khi đi chọn mua laptop cũ, bạn cũng nên cầm theo một đĩa DVD hoặc VCD cũ đã xước để thử ổ DVD/VCD. Chuẩn bị một vài đĩa CD/DVD mang theo để xem trên máy tính. Trong khi xem có thể tua đi, tua lại để chắc chắn đầu đọc còn tốt. Nếu có thể, bạn sử dụng các loại đĩa tự ghi để xem ổ quang có hiện tượng kén đĩa hay không. Thời gian nhận ra đĩa nhanh thì có nghĩa ổ DVD vẫn còn tốt, và ngược lại. Giá đĩa CD/DVD trắng tại các cửa hàng dịch vụ vi tính hiện nay khá rẻ và bạn có thể mua một vài cái để ghi thử nếu là loại ổ có tính năng ghi đĩa.

4. Kết luận

Việc chọn mua latop cũ giống như... trò sổ xố, tất cả các thủ thuật đã trình bày ở trên chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ mua latop đã bị hỏng. Vì thế, bạn phải sử dụng đến “trực giác nhạy bén” của mình để ra quyết định cuối cùng: nếu người bán vồn vã quá mức để tống khứ món đồ, bạn hãy cảnh giác và xem xét lại. Ngược lại, nếu thực sự bình tĩnh và tin tưởng vào sản phẩm, họ sẽ làm bạn tin cậy và chiếc laptop được bán có thể không “hành hạ” bạn nhiều.

Và cuối cùng nếu có thể bạn hãy yêu cầu người bàn cho test thử trong một khoảng thời gian vài ngày, tất nhiên bạn phải đảm bảo việc kiểm tra laptop không vào mục đích xấu. Nếu là một chiếc laptop tốt thì họ sẽ không ngần ngại cho bạn mượn, tất nhiên điều đó cũng còn phụ thuộc vào người bán...
Theo LBVMVT
Một số lưu ý khi chọn mua Laptop cũ !!!

Dưới đây tôi chỉ nêu một số kinh nghiệm ....nhưng báo trước: bạn sẽ bị "đòn" nếu bạn thực hiện đầy đủ các bước tôi nêu ra ở đây vì không có người bán nào đủ kiên nhẫn để cho bạn Test máy theo tất cảc các bước tôi nêu ra đâu nhé. Nhưng có thể để cho bạn tham khảo khi chọn mua một máy Laptop cũ tốt nhất.
Đầu tiên bạn hãy nên lấy SN của máy và check trên Website của nhà sản xuất xem cấu hình chuẩn ban đầu khi xuất xưởng ..có thể biết máy đã có vọc gì chưa...kèm theo 1 CD soft dưới đây..

1. Tổng thể:
+ Nhãn hiệu của loại Laptop Cũ/Notebook Cũ mà bạn chuẩn bị mua (ví dụ: Độ ổn định thì IBM là số 1 nhưng kiểu dáng thì không bằng Sony hay Toshiba hoặc cùng cấu hình thằng Dell chạy trâu bò...).
+ Hình thức bên ngoài như thế nào,phụ kiện đi kèm theo: có cặp sách, đĩa cài đặt hay đĩa recovery.
+ Cấu hình của máy ra sao?hiện tại nên chọn những dòng Centrino cho tốc độ cao nhất với thời gian dùng pin tốt nhất.
+ Giá cả hợp lý: P4 (700-800$), Cen 1.5-1.7 (900-1100$), Sonoma hay dothan (1200$ trở lên)...và tùy theo kích cỡ màn hình.
+ Hổ trợ bảo hành tốt (và nên nhớ rằng: có một số Laptop/Notebook mà bạn cho là không đụng hàng thì có thể việc bảo hành của bạn về sau này sẽ rất phiền phức vì không có linh kiện để thay thế đâu nha....tốt nhất nên mua tại những chổ quen biết có bảo hành..).

2. Các bước kiểm tra chi tiết:
a. Màn hình laptop:
+ Sáng đều toàn màn hình, 2 góc dưới (đèn) màn hình nóng vừa phải.
+ Độ phân giải, độ sáng, tần số quét nâng lên tối đa thì như thế nào?
+ Tần số quét cũng như các chức năng điều chỉnh màn hình còn tác dụng hay không?
+ Kiểm tra màn hình có "chết điểm" hay không bằng cách lấy một nền trắng hoặc nền đen của Desktop để Test nhưng có một số "điểm chết" không thể phát hiện bằng phương pháp này đâu nha vì .
+ Bạn có thể dùng chương trình sau để Test với đầy đủ các chức năng: AIDA32NOKIA Monitor Test,....
b. Ổ cứng (HDD):
+ Hoạt động êm, không gây tiếng ồn.
+ Kiểm tra có bad sector hay không? (nếu có, thì hãy cẩn thận vì đã bad 1 sector thì việc bad nhiều sector trong lúc sử dụng sau này rất cao đấy)
+ Chương trình dùng để Test: HDD Regenerator,...
c. Pin (Battery):quan trọng
+ Xem phim (không dùng nguồn mà chỉ dùng pin): nếu trong thời gian khoảng 5 phút mà mất 2-3% Pin làtương đối tốt còn tùy xem ĐV hay VCD thôi nhé(Soft báo pin của MS là cực kỳ củ chuối đừng tin tưởng mà hãy tự mình chạy thử trong vòng 30 phút hay 1h với WMP nếu thấy pin không hao hơn 1 nửa là good..còn tùy Pin là loại mấy cell..nếu 6cell theo nhà sản xuất họ báo là 3h là máy để chế độ Standby trong 3 h với disable các chức năng khác như wireless..còn 9cell thì khoảng 4-5h.).
+ Cắm nguồn sạc Pin: trong 5 phút đạt khoảng 1-2% là tương đối tốt,và đồng thời nếu có điều kiện thời gian nên xem pin có xạc đc 100% hay không.
+ Dùng chương trình sau để Test: Battery Eater Pro,BATTERY MAXIMIZER...
d. Bàn phím (Keyboard) và touchpad:
+ Kiểm tra hoạt động của tất cả các phím, xem có bị chết phím nào hay không?đặc biệt là các hotkey.
+ Touchpad vẫn còn nhạy hay không?
+ Hình thức của bàn phím có đồng bộ với hình thức của máy hay không? (có thể máy đã cũ nhưng bàn phím rất mới...chứng tỏ bàn phím đã được thay thế hoặc ngược lại vỏ máy đã thổi lại)
+ Dùng chương trình sau để Test: Dr. Hardware 2005KeyboardTest,...
e. DVD/CD-ROM (nếu có):
+ Chế độ đọc và boot như thế nào?và cẩn thân nên chép thử đĩa nếu là đĩa ghi..hoặc test kỹ các chuẩn của DVD(hiện tại có quá nhiều chuẩn).
+ Cơ ổ đĩa vẫn còn nhạy, ra/vào êm, nhẹ nhàng.
f. Motherboard và RAM:
+ Kiểm tra thông số cũng như khả năng hổ trợ, mở rộng của nó(xem còn khe cắm RAM nào không..cho khả năng nâng cấp sau này).
+ Dùng chương trình sau để Test: Sisoft Sandra 2005,....
g. Cổng kết nối (Ports):
+ Tình trạng hoạt động của các cổng LAN/USB, Modem, VGA, COM, PCMCIA,...
+ Dùng chương trình sau để Test:Sisoft Sandra 2005,....
h. Kết nối Wireless (nếu có):
+ Thử kết nối với một thiết bị không dây khác (như Laptop, Pda, ĐTDĐ...) thông qua các cổng kết nối mà máy có hổ trợ (như IrDA, Bluetooth, Wi-Fi).
i. Và một số thiết bị khác (nếu có) như chuột (Mouse), loa (speaker), card âm thanh (sound card) nhiều khi bị lỗi do thiếu driver của một số laptop xách tay từ japan (tìm driver chết mẹ luôn), đĩa phần mềm (Software) kèm theo máy ví dụ như Sony mà mất loạt đĩa driver thì một số hotkey lỗi không hoạt động.....
Tất cả những chi tiết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo thôi nha, chứ mấy bro áp dụng thì phải mặc mấy cái áo gió đi để tránh bị đòn hội đồng của nv công ty bán máy.

Cách chọn tìm mua laptop cũ hiệu quả

- Bạn không đủ tiền mua một chiếc laptop “đập hộp” chính hãng, nhưng thực sự có nhu cầu dùng máy tính xách tay. Vậy laptop secondhand sẽ là giải pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, bạn cần rất thận trọng khi chọn mua máy cũ.
Bộ vi xử lý 
 - Điểm đầu tiên cần chú ý khi mua laptop chính là bộ vi xử lý, bộ não của toàn bộ chiếc máy tính xách tay (MTXT). Hầu hết laptop ở thị trường Việt Nam và khu vực châu Á đều dùng bộ vi xử lý của Intel. Do đó, khi chọn mua máy, bạn cần yêu cầu thử kết nối Internet, tốt nhất là bằng cả hai đường có dây (LAN) và không dây (Wi-Fi). Khi đã kết nối được Internet, bạn chỉ cần vào website của Intel và download về máy tính chương trình tiện ích xác định model bộ xử lý Intel.

Phần mềm sẽ thông báo chi tiết về tốc độ và model bộ vi xử lý, tốc độ system bus, Cache Memory…

- Sau khi cài đặt và chạy, phần mềm sẽ thông báo chính xác tốc độ và model của bộ xử lý đang sử dụng trên máy, tốc độ bus hệ thống (system bus) cũng như dung lượng và loại bộ nhớ cache (cache memory). Nếu bất kỳ thông số nào khác với những lời giới thiệu quảng cáo của người bán, hãy chuyển sang tìm chiếc máy khác, vì chương trình này của Intel phát hiện được tất cả mọi trường hợp tăng tốc độ hoặc “thay tên đổi họ” bộ xử lý.
Màn hình TFT
- Sau chip xử lý, màn hình của laptop là bộ phận quan trọng thứ 2 cần kiểm tra. Đôi khi, bạn sẽ không thể nhìn thấy các lỗi chết điểm ảnh (dead pixel)
- Trên màn hình laptop nếu người bán cố tình dùng các hình nền tối màu hoặc nhiều chi tiết. Để kiểm tra, bạn có thể tải về phần mềm Dead Pixel Locator để hiển thị toàn bộ màn hình lần lượt bằng các màu khác nhau.
- Có những điểm pixel của màn hình bị chết với tất cả các màu, nhưng cũng có điểm chỉ không hiển thị được một số màu. Do đó, Dead Pixel Locator sẽ giúp phát hiện tất cả những điểm ảnh bị “chết” trên màn hình LCD của laptop hoặc màn hình plasma. Chương trình không cần cài đặt và có thể chạy luôn, bạn chỉ cần bấm vào nút chọn màu và quan sát trên toàn bộ màn hình xem có xuất hiện những chấm màu khác thường nào hay không.
- Khi phát hiện có bất kỳ điểm ảnh chết nào trên màn hình, tốt nhất bạn nên thử chọn chiếc khác, vì màn hình bị lỗi điểm ảnh thường đã qua sử dụng khá nhiều, sắp đến thời kỳ nhiều điểm ảnh cùng bị chết.
Hệ điều hành Windows XP
- Hầu hết các máy laptop hiện đại đều sử dụng hệ điều hành Windows XP. Sẽ chẳng quan trọng gì mấy nếu bạn mua chiếc laptop cũ đã “xập xệ”. Nhưng nếu được quảng cáo là hàng mới dùng lướt, còn nguyên tem bảo hành, thì tốt nhất bạn nên thử check xem phiên bản Windows XP đó có bản quyền hay không tại địa chỉ http://www.microsoft.com/genuine/downloads/whyValidate.aspx.
- Nếu máy laptop đã cài lại Windows và không có bản quyền, điều đó cho thấy lịch sử của nó cũng có phần phức tạp, vì không còn đĩa cài Windows gốc có bản quyền, hay đã dùng nhiều, Windows bị lỗi, máy từng gặp sự cố .v.v.
Những kinh nghiệm đáng giá
- Thường các hãng sản xuất laptop có thương hiệu nổi tiếng như IBM, HP, Sony, Toshiba… đều có cấu hình chuẩn cho mỗi model. Chỉ cần lật dưới đáy MTXT secondhand bạn định mua, tìm kiếm trên Google đúng mã số sản phẩm đó trên website của hãng sản xuất, bạn sẽ biết được cấu hình phần cứng của laptop đã bị thay đổi gì hay chưa.
- Các hãng laptop nổi tiếng còn có những phần mềm chuyên dụng cho phép kiểm tra toàn bộ cấu hình máy có chính hãng hay không, kiểm tra chất lượng pin, thời gian đã sử dụng, thời gian dùng máy bằng nguồn pin.
- Trực quan hơn, bạn có thể quan sát các góc máy hay cọ xát với túi và bàn tay (khi sử dụng) đã bị mòn sơn mạ chưa, có bị sơn tút lại hay không, các ốc vít có dấu hiệu từng bị tháo ra không. Một chi tiết khác có thể dễ quan sát là chân đế bằng cao su của MTXT. Người sử dụng thường có thói quen xê dịch vị trí laptop hơn là nhấc bổng lên để dịch chuyển. Do đó, nếu nhìn thấy chân đế cao su mòn vẹt, có thể xác định máy đã được sử dụng nhiều trong thời gian dài.
- Ngoài ra, khi đi chọn mua laptop cũ, bạn cũng nên cầm theo một đĩa DVD hoặc VCD cũ đã xước để thử ổ DVD/VCD. Thời gian nhận ra đĩa nhanh thì có nghĩa ổ DVD vẫn còn tốt và ngược lại.
- Sau cùng, khi đã chạy thử các chương trình đòi hỏi độ tương thích cấu hình tốt như xử lý ảnh dung lượng lớn trên PhotoShop hoặc bản vẽ AutoCad và thấy tốc độ ổn định, không bị giật, treo, bạn nên mở một chương trình soạn thảo văn bản như Word, sau đó gõ tất cả các phím trên bàn phím để đảm bảo không có vị trí phím nào bị liệt hoặc kém nhạy. Đây là những chi tiết rất dễ bị bỏ qua, nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả sử dụng máy.

Nguồn : 4Tech Sưu Tầm ! 
Next PostNewer Post Previous PostOlder Post Home

3 comments:

  1. Bài thủ thuật laptop quá hữu ích với những người đang tìm hiểu như mình! Cám ơn chủ topic!

    ReplyDelete
  2. Địa chỉ uy tín
    ---------------
    118/17 Trần Quang Diệu, P.14, Q.3, HCM
    Hotline: 0906.112.812 - 0909730124 (A MINH)
    Cung cấp các sản phẩm laptop sỉ và lẻ tại TPHCM
    CLICK xem chi tiết: Mua Laptop Cũ Giá Rẻ hoặc Mua Laptop Cu Gia Re

    ReplyDelete